Mấy hôm nay, tôi liên tục theo dõi những bài viết về chuyện ăn Tết bên nội bên ngoại trên quý báo, nhưng không thấy ai có chuyện bức xúc giống mình. Vì vậy tôi mạnh dạn viết lên đây, mong quý vị phân tích giúp tôi.
Tôi năm nay 39 tuổi, đã kết hôn được 9 năm. Vợ tôi bằng tuổi tôi.
Chúng tôi sống và làm việc ở Hà Nội nhưng quê vợ cách Hà Nội gần 500km, quê tôi cách 150km.
Bố tôi là trưởng họ. Tôi lại là con trai cả nên ngày Tết vợ chồng tôi bắt buộc phải có mặt ở quê. Vợ tôi hiểu điều đó nên chưa từng làm khó tôi, đòi hỏi chuyện ăn Tết bên nội hay bên ngoại.
Khi về ăn Tết nhà chồng, năm nào cô ấy cũng mua thùng lớn thùng bé bánh kẹo để cả nhà đi chúc Tết họ hàng. Đồ ăn, đồ uống hay đồ cúng lễ cô ấy cũng lo chu đáo khiến bố mẹ tôi rất hài lòng. Đi đâu ông bà cũng khen con dâu.
Tôi thấy vợ ngoan, chu đáo như vậy thì rất vui và thầm cảm ơn cô ấy.
Bù lại, tôi cũng quan tâm đến bố mẹ vợ. Gần Tết, tôi thường hỏi vợ nên mua gì để gửi xe khách về biếu bố mẹ. Tuy nhiên, cô ấy luôn từ chối.
Cô ấy bảo, bố mẹ già, lại ở xa bến xe. Nếu chúng tôi gửi quà, ông bà phải đi cả chục km để nhận cũng rất vất vả. Vì vậy, cô ấy gợi ý, chúng tôi nên gửi tiền để bố mẹ muốn mua sắm gì thì mua.
Tôi nghĩ như vậy cũng hợp lý nên năm nào cũng như năm nào, tôi biếu bố mẹ đẻ bao nhiêu thì gửi biếu bố mẹ vợ bấy nhiêu. Tất nhiên, số tiền cũng chỉ khoảng 2, 3 triệu vì chúng tôi chưa giàu.
Vợ tôi có vẻ hài lòng nên tôi luôn nghĩ mình đã chu đáo. Tuy nhiên, sau dịp Tết Dương lịch vừa qua, mọi suy nghĩ tốt đẹp của tôi về vợ và bố mẹ vợ đã bị sụp đổ.
Ấy là khi tôi phát hiện ra việc làm giấu giếm của vợ tôi.
Trong lịch sử giao dịch ngân hàng và tin nhắn Facebook của vợ, tôi thấy vợ chuyển cho chị gái 10 triệu đồng và dặn chị mang biếu bố mẹ. Cô ấy còn dặn chị, đi sắm Tết mà thấy gì hay thì cứ mua luôn cho bố mẹ, cô ấy sẽ gửi tiền sau.
Chị vợ tôi trả lời như thể đã rất quen với những việc vợ tôi nhờ. Vì vậy, tôi rất tức giận.
Tôi có cảm giác như đang bị lừa.
Tôi nào có ngăn cấm vợ quan tâm bố mẹ? Tại sao cô ấy phải giấu tôi làm những việc đó? Nếu muốn biếu bố mẹ thì cô ấy có thể bàn với tôi rồi cùng nhau quan tâm đến nhà ngoại. Đằng này, cô ấy lại biến tôi thành một con rối.
Hơn nữa, sau chuyện này, tôi cũng nhận ra bố mẹ vợ tôi không hề thật thà. Mỗi lần tôi gửi biếu Tết, ông bà đều nhận rồi gọi điện cảm ơn vì sự quan tâm của vợ chồng tôi.
Trong khi ở nhà tôi, nếu con trai đã biếu tiền thì bố mẹ tôi sẽ không bao giờ nhận tiền của con dâu nữa. Thậm chí, tôi muốn biếu nhiều (hơn 3 triệu đồng - nv) thì bố mẹ tôi cũng không nhận. Bởi chúng tôi còn phải tiết kiệm để mua nhà.
Vậy nên, suốt nửa tháng nay, tôi luôn thấy cay cú trong lòng. Tôi có nên nói chuyện thẳng thắn với vợ để cô ấy rút kinh nghiệm hay không? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Tết Nguyên đán 2021 đang đến gần. Kế hoạch đón Tết của gia đình bạn năm nay có gì khác biệt? Hãy chia sẻ với chúng tôi những câu chuyện, kỷ niệm vui buồn xung quanh Tết của gia đình bạn tại khung bình luận bên dưới hoặc gửi bài về địa chỉ mail: [email protected]. Trân trọng cảm ơn." alt=""/>Tôi cay cú khi phát hiện vợ gửi quà 'khủng' cho nhà ngoại dịp TếtNhiều fan của bộ truyện ở độ tuổi trung niên, dẫn theo con, cháu. Nguyễn Hải Hà, 43 tuổi, nhân viên văn phòng ở Hà Nội, theo dõi bộ truyện từ năm 2000, khi mới xuất bản ở Việt Nam. Chị mua từ tập một đến tập 40, giữ gìn cẩn thận nhiều năm. Điều Hải Hà thích ở Conanlà các tình tiết logic, lôi cuốn và đều có kết thúc nhân văn. Đến nay, chị đã dừng đọc nhưng vẫn mua truyện cho con đang học cấp hai.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho biết, đây là lần đầu tiên, Hội nghị về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Namđược tổ chức trên quy mô toàn quốc. Hội nghị sẽ diễn ra ngày 24/12/2023 tại trụ sở Chính phủ, kết hợp trực tuyến tới điểm cầu ở các địa phương.
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh, đây là hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Tại hội nghị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ báo cáo về tình hình thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trọng tâm là đánh giá kết quả đạt được trong quá trình triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
Trong đó, đánh giá thực trạng phát triển của từng lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp văn hóa (điện ảnh; du lịch văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; quảng cáo; kiến trúc; thiết kế; xuất bản; thời trang; truyền hình và phát thanh; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ).
Trong hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương và đại biểu một số hội, hiệp hội, các chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp liên quan sẽ phát biểu tham luận đánh giá, chia sẻ về kết quả phát triển các ngành công nghiệp văn hóa lĩnh vực được giao; chia sẻ những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong quản lý, đầu tư về các ngành công nghiệp văn hóa; nêu rào cản, thách thức và đề xuất phương hướng, giải pháp và cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa…
Trên cơ sở kết quả hội nghị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ có chỉ đạo, định hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm các ngành công nghiệp văn hóa. Đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố có giải pháp và cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Việt Nam.